Những chiếc túi xách đã bước sang kỷ nguyên mới, nơi chúng trở thành "nhân vật chính" thay vì là món phụ kiện dùng để đựng đồ.
Mùa thu năm nay, nhà thiết kế người Ireland JW Anderson cho ra mắt một chiếc ví cầm tay hình chim bồ câu với giá 795 bảng Anh (tương đương 900 USD).
Gần đây, diễn viên Sarah Jessica Parker được phát hiện xuất hiện trên phim trường And Just Like That… với món phụ kiện này.
Trước đó, mẫu túi hình bồ câu bằng nhựa vốn nằm trong danh sách chờ trên website của thương hiệu, Louis Vuitton siêu cấp là mặt hàng được xem nhiều nhất trong tháng 8 và đã được bán hết trên kênh thời trang xa xỉ trực tuyến Net-a-porter.
Túi bồ câu có kích thước vừa để đựng thẻ tín dụng và vài thỏi son môi. Nhưng thực chất, nó ít được quan tâm với vai trò một chiếc túi chứa đồ.
Túi xách không để "xách"
Trước đó, một vài thiết kế khác từng gây sự chú ý tương tự. Ví dụ, “túi đựng rác” Balenciaga (1.790 USD), túi xách hình hộp sơn của Louis Vuitton (hơn 2.240 USD), hay chiếc túi xách bằng vàng nguyên khối xuất hiện trên sàn catwalk Coperni.
Việc túi xách mà không phục vụ mục đích “xách” nghe có vẻ khá kỳ lạ. Nhưng đối với Charlie Porter, tác giả của cuốn sách What Artists Wear, sức hấp dẫn của chúng nằm ở chính sự “mới mẻ” và “khác thường” đó.
Sự ra đời của những món phụ kiện lạ kỳ trùng với thời điểm túi xách bước vào giai đoạn khó khăn của nó. Hiện con người có thể ra khỏi nhà chỉ với chiếc điện thoại, không cần cầm theo túi.
Jacquemus là nhà thiết kế hiện đại đầu tiên phản ứng với hiện thực này bằng chiếc túi Mini Le Chiquito có kích thước vỏn vẹn 9 x 12 cm.
Món phụ kiện đã gây tiếng vang lớn khi ra mắt năm 2019, cho thấy mối quan tâm thực tế lúc này không phải là túi có thể đựng bao nhiêu đồ. Thay vào đó, họ muốn mang thứ gì vui vẻ bên mình.
Túi xách hình hộp sơn của nhà mốt Louis Vuitton và túi xách kiểu bịch nylon đựng rác đến từ thương hiệu Balenciaga, đều trị giá hàng nghìn USD. Ảnh: Louis Vuitton, Balenciaga.
Bên cạnh đó, những chiếc túi xách vui nhộn là một phần của ngành thời trang đang thay đổi,siêu cấp hướng đến các sản phẩm và thiết kế phù hợp với nền văn hóa tràn ngập ảnh chế hài hước.
Điều này được thể hiện qua những bộ váy của Viktor & Rolf năm 2019 với khẩu hiệu “Xin lỗi tôi đến muộn, tôi vốn chẳng muốn tới đây”; bộ âu phục quá khổ của nhà mốt Balenciaga mà Justin Bieber diện tại giải Grammy 2022; và đôi giày Loewe trị giá 1.360 USD có phần gót giống quả trứng bị vỡ.
Thu hút sự quan tâm
Reily, nghệ sĩ đứng sau tài khoản meme thời trang nổi tiếng HEY_REILLY, cho biết ảnh chế giờ đây là cách tuyệt vời để các thương hiệu thu hút sự quan tâm đến những gì họ đang làm”.
Chẳng hạn, dù không phải ai cũng chịu chi 1.790 USD để mua “túi rác”, họ sẽ truy cập và tìm kiếm thương hiệu của nó nhiều hơn.
Mặt khác, tác giả Porter lập luận rằng những món phụ kiện kỳ lạ này đã phá vỡ “khuôn mẫu giới của túi xách”. Những chiếc đẹp đẽ, vốn được cho là dành cho nữ giới nay biến thành con chim bồ câu nhựa hay túi rác, làm xáo trộn khuôn mẫu hiện tại.
Trong tuần lễ thời trang Paris tháng này, nhà thiết kế Demna Gvasalia còn tiến xa hơn. Trên sàn catwalk đầy bùn, các người mẫu sải bước với những chiếc túi hình gấu bông khâu vá chằng chịt.
Có lẽ đó là giới hạn của món phụ kiện “nhân vật chính” - chiếc túi xách có thể được bán với giá hàng nghìn USD nhưng trông như thứ rác bỏ đi.
Nhưng với một số nhà thiết kế như Kathryn Johnson, người phụ trách triển lãm mới về thiết kế siêu thực Objects of Desire tại Bảo tàng Thiết kế (London, Anh), những chiếc túi kỳ lạ đó phù hợp với chủ nghĩa siêu thực.
“Nó không giảm thiểu hay né tránh mặt tối của cuộc sống. LOUIS VUITTON Nó thể hiện tầm quan trọng của nghệ thuật và thiết kế trong thời đại này”, bà Johnson khẳng định.
【Bài viết liên quan】:duybrandyunby
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét